1.
Thời gian thực hiện
- Đợt 1: Từ
ngày 29 tháng 11 năm 2024 đến hết ngày 28 tháng 5 năm 2025.
- Đợt 2: Từ
ngày 29 tháng 5 năm 2025 đến hết ngày 26 tháng 11 năm 2025.
Cụ thể: Tiêm
phòng vắc-xin phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò; bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò và bệnh Dại trên chó, mèo: Từ ngày 29 tháng 11
năm 2024 đến hết ngày 26 tháng 11 năm 2025.
2.
Loại vắc-xin sử dụng
-
Tiêm phòng bệnh Lỡ mồm long móng:
+ Trên heo sử dụng vắc-xin đơn giá type
O (Omanisa, O3039 ), liều 6PD50, độ dài miễn dịch 6 tháng.
+ Trên trâu, bò sử dụng vắc-xin nhị giá
type O (Omanisa, O3039) và type A (Amay97, A22), liều 6PD50, độ dài miễn dịch 6
tháng.
+ Trên dê, cừu sử dụng vắc-xin đơn giá
type O (Omanisa, O3039), liều 6PD50 (tiêm ½ liều), độ dài miễn dịch 6 tháng.
- Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu,
bò: sử dụng vắc xin vô hoạt nhũ dầu chủng P52, độ dài miễn dịch 1 năm.
- Tiêm phòng bệnh Viêm da nổi cục: sử
dụng vắc xin nhược độc đông khô, độ dài miễn dịch 1 năm.
- Tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo: sử
dụng vắc xin dại tế bào, độ dài miễn dịch 1 năm.
3.
Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm
phòng vắc-xin cho đàn gia súc, chó, mèo có thể thực hiện theo hướng dẫn của nhà
sản xuất vắc-xin hoặc thực hiện theo hướng dẫn sau:
a. Quy trình tiêm phòng bệnh Dại cho chó,
mèo:
Tiêm phòng mũi đầu tiên thực hiện từ 12
tuần tuổi. Trường hợp chó hoặc mèo được tiêm phòng trước 12 tuần tuổi thì phải
được tiêm phòng bổ sung một mũi tiêm vào lúc 12 tuần tuổi hoặc lớn hơn. Tiêm phòng nhắc lại 12 tháng/lần.
b. Quy trình Tiêm phòng bệnh Lỡ mồm long móng:
Loại gia súc
|
Tiêm phòng bệnh Lỡ
mồm long móng
|
Gia súc sinh từ mẹ
chưa tiêm phòng
|
Gia súc sinh từ mẹ đã
tiêm phòng
|
Heo, dê, cừu
|
Tiêm mũi thứ nhất lúc 2 tuần
tuổi
|
Tiêm
mũi thứ nhất lúc 2,5 tháng tuổi
|
Trâu, bò
|
- Tiêm mũi thứ nhất lúc 2
tuần tuổi
- Tiêm mũi thứ hai sau mũi
thứ nhất 03 - 04 tuần
|
- Tiêm mũi thứ nhất lúc 2,5 tháng
tuổi
- Tiêm mũi thứ hai sau mũi
thứ nhất 03 - 04 tuần
|
Tiêm phòng nhắc lại mỗi 06 tháng/lần.
c. Quy trình
Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò
- Tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe
mạnh trên 02 tháng tuổi.
- Tiêm nhắc lại sau 09 tháng (đối với vùng có dịch) hoặc 12 tháng
đối với vùng an toàn.
- Tiêm phòng đúng quy trình để tránh tình
trạng trung hòa kháng thể; hạn chế tiêm phòng cho gia súc mới sử dụng thuốc
kháng viêm, gia súc sắp sinh.
d. Quy trình Tiêm phòng bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò:
- Tiêm phòng
cho tất cả gia súc đang trong thời gian khỏe mạnh.
- Đối với
trâu, bò mẹ đã tiêm phòng, thực hiện tiêm phòng cho bê, nghé từ mọi lứa tuổi.
- Tiêm phòng
nhắc lại 12 tháng/lần.
- Không tiêm
phòng cho trâu, bò mang thai trên 08 tháng tuổi; trong trường hợp áp lực bệnh
cao có thể tiêm luôn cho bò mới phối, thai nhỏ; có thể tiêm thuốc an thai cho
trâu, bò mang thai khi tiêm vắc xin; không tiêm cho trâu, bò có triệu chứng
bênh Viêm da nổi cục hoặc các bệnh khác.
4.
Kỹ thuật tiêm phòng
Kỹ thuật tiêm
phòng vắc-xin cho đàn gia súc, chó, mèo có thể thực hiện theo hướng dẫn của nhà
sản xuất vắc-xin và cần lưu ý các nội dung sau:
- Bảo quản
vắc-xin: Từ 02 0C đến 08 0C, không để đông đá.
- Đảo đều lọ
vắc-xin (không được lắc mạnh để tránh sủi bọt dẫn đến tiêm phòng không đủ
liều), để vắc-xin đạt đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng và sử dụng hết lọ
vắc-xin trong ngày. Tiêm đủ lượng vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất,
không tùy tiện giảm lượng vắc-xin.
- Tiêm đúng
đường tiêm theo từng loại vắc-xin và sử dụng kim tiêm đúng theo quy định hoặc
theo hướng dẫn nhà sản xuất (tránh tổn thương đến xương đốt sống cổ để hạn chế
viêm sưng chỗ tiêm làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc, ảnh hưởng công tác tiêm
phòng), cụ thể như sau:
+ Tiêm phòng
vắc-xin Lở mồm long móng: tiêm bắp đối với heo tốt nhất tiêm ở vùng cổ sau tai; đối với trâu, bò, dê, cừu tiêm bắp ở vùng cổ
phía trước vai.
+ Tiêm phòng
vắc-xin Tụ huyết trùng trâu, bò và Viêm da nổi cục trâu, bò: tiêm bắp ở vùng cổ
phía trước vai.
+ Tiêm phòng vắc-xin
Dại cho
chó, mèo: tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
- Đối với cơ sở
chăn nuôi tập trung phải có biện pháp quản lý chặt chẽ số lượng vắc xin được
tiêm cho gia súc, có sổ sách theo dõi tiêm phòng, tái chủng; mỗi ô chuồng nên
có phiếu theo dõi tiêm chủng cụ thể, đối với đàn heo sinh sản nên có sổ tay từng
cá thể để quản lý chặt chẽ tiêm phòng …
- Để hạn chế
tình trạng sự cố tiêm phòng làm ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi và công
tác tiêm phòng, cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Kiểm tra cẩn
trọng tình trạng sức khỏe gia súc trước khi tiêm phòng; khi tiêm phòng cho gia
súc mang thai nên thao tác nhẹ nhàng, tránh để té, ngã gây sẩy thai cơ học;
tránh tiêm phòng vào lúc nắng nóng làm thú dễ bị stress, gia súc mới sinh con,
mới khỏi bệnh. Sau khi tiêm phòng hướng dẫn người chăn nuôi theo dõi chặt chẽ
sức khỏe đàn gia súc từ 02 - 03 ngày, nếu gia súc có biểu hiện ốm, bỏ ăn phải báo
ngay cho nhân viên thú y để có biện pháp can thiệp kịp thời.
+ Đối với bê,
nghé mới tiêm phòng lần đầu: phải tiêm hai loại vắc-xin Lở mồm long móng và Tụ
huyết trùng cách nhau khoảng một tuần; đối với trâu, bò tái chủng có thể tiêm
đồng thời 02 mũi vắc-xin Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng ở hai vị trí tiêm
khác nhau; phải có biện pháp theo dõi sau tiêm phòng và can thiệp kịp thời khi
xảy ra sự cố, đặc biệt khi tiêm phòng cho bò sữa mang thai và bê, nghé mới tiêm
phòng lần đầu.
5.
Lập hồ sơ tiêm phòng:
Các loại hồ sơ phải thiết lập khi thực
hiện tiêm phòng vắc-xin (bệnh Lở mồm long móng; bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò;
bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò; bệnh Dại chó, mèo) làm cơ sở cập nhật phần mềm
Thống kê gia súc để báo cáo, quyết toán tiêm phòng và xử lý hành vi không chấp
hành tiêm phòng.
Cập nhật số liệu tự tiêm vào phần mềm Thống
kê gia súc, lưu ý tránh nhập liệu trùng lắp số tự tiêm, tổng đàn.
6.
Thu phí và quyết toán tiêm phòng gia súc
Thực
hiện theo đúng quy định của Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm
2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ chi
phí tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, chó, mèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luật Ngân sách
và các quy định liên quan.
7.
Thống kê tổng đàn gia súc năm 2025
- Đợt 1: Ngày 01 tháng 01 năm 2025.
- Đợt 2: Ngày 01 tháng 7 năm 2025.