Ngày 29/01/2024, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật thành phố Thủ Đức đã thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 của 34 phường trên địa bàn thành phố Thủ Đức. Tại buổi họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, có ý kiến tư vấn và thống nhất về những nội dung tự đánh giá của các phường, cụ thể:
- Tiêu chí 1: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn (10 điểm) có 2 chỉ tiêu; kết quả: 34/34 phường đạt 10 điểm.
- Tiêu chí 2: Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật (30 điểm) có 6 chỉ tiêu; kết quả: 22/34 phường đạt 30 điểm.
- Tiêu chí 3: Hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý (15 điểm) có 3 chỉ tiêu; kết quả: 26/34 phường đạt 15 điểm.
- Tiêu chí 4:Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (20 điểm) có 5 chỉ tiêu.; kết quả: 29/34 phường đạt 20 điểm.
- Tiêu chí 5: Tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (25 điểm) có 4 chỉ tiêu; kết quả: có 27/34 phường đạt 25 điểm; có 7 phường không đạt điểm tốt đa của tiêu chí 5.
Đối chiếu với kết quả đạt được về tổng số điểm của các tiêu chí đều đảm bảo, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả thảm định đánh giá có 34/34 phường đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023.
Tổng kết buổi họp, bà Phạm Thị Hoàn – Trưởng phòng Tư pháp thay mặt Hội đồng đã ghi nhận những cố gắng, nổ lực; các ý kiến đóng góp của các Ủy viên Hội đồng và các đơn vị trong nhiệm vụ xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2023 đã góp phần tích cực trong việc tạo điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân được nâng cao hơn, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, để góp phần hạn chế tình trạng khiếu nại vượt cấp, khiếu kiện đông người, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội đề nghị các thành viên Hội đồng tiếp tục quan tâm, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn có liên quan để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao; tiếp tục truyền thông, nâng cao nhận thức; bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xã hội hóa, thu hút đội ngũ có kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ; tiếp tục rà soát, đánh giá, hoàn thiện thể chế đảm bảo công tác này đáp ứng tốt hơn yêu cầu, bối cảnh thực tiễn trên địa bàn thành phố Thủ Đức./.