I. MỤC TIÊU - CHỈ TIÊU
- Mục tiêu
Đảm bảo đạt các chỉ tiêu về tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế, tiến tới không chế và loại trừ một số bệnh có vắc xin phòng ngừa; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tiêm chủng. Triển khai vắc xin mới trong tiêm chủng mở rộng (nếu có theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế). Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
- Chỉ tiêu cụ thể
- Đạt các tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo phụ lục 1.
- Đạt các chỉ tiêu giám sát bệnh có vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng theo phụ lục 2.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
- Phạm vi: 100% Trạm Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức tiêm chủng mở rộng.
- Đối tượng: trẻ dưới 1 tuổi; trẻ 18 tháng tuổi; trẻ 7 tuổi; phụ nữ có thai và các đối tượng tiêm chủng mở rộng trong năm 2024 chưa được tiêm đủ mũi.
- Nguồn vắc xin: do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố cung ứng, trên cơ sở dự trù của Ủy ban nhân dân 34 phường.
III. NỘI DUNG
- Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin:
Tiếp nhận vắc xin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố và vận chuyển, phân bổ đến các cơ sở tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận.
- Tổ chức tiêm chủng
- Tổ chức tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt chỉ tiêu và an toàn, hiệu quả; tuân thủ thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng, tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ chăm sóc, theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng.
- Tổ chức tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh tại các Bệnh viện, Trạm Y tế; tổ chức tiêm chủng cho trẻ có bệnh nền, trẻ cần khám sàng lọc tại Bệnh viện. Tổ chức tiêm chủng thường xuyên ít nhất 2 lần/tháng, thực hiện tiêm vét ngay trong tháng. Triển khai tiêm vét, tiêm bù mũi các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng cho đối tượng chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi.
- Tại mỗi điểm tiêm chủng cần đảm bảo phương án cấp cứu, trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu phản vệ để xử trí kịp thời các tình huống tai biến nặng sau tiêm chủng.
- Nhập đầy đủ thông tin cá nhân, các mũi tiêm chủng của trẻ vào Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia theo quy định. Những trường hợp chống chỉ định cần được ghi nhận đầy đủ thông tin về lý do, tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ để đưa vào báo cáo.
- Tăng cường an toàn tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng
- Duy trì hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng. Triển khai, giám sát hoạt động tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bản.
- Thực hiện theo dõi, báo cáo các trường hợp tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin theo quy định.
- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho chuyên trách chương trình tiêm chủng về thực hiện tiêm chủng an toàn, giám sát, phát hiện, điều tra các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
- Tăng cường giám sát các bệnh có vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Điều tra tất cả các trường hợp bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm uốn ván sơ sinh, liệt mềm cấp, sốt phát ban nghi sởi-rubella, bạch hầu, ho gà theo quy định và tổ chức tiêm vắc xin uốn ván cho thai phụ tại địa bàn xảy ra ca uốn ván sơ sinh.
- Theo dõi, giám sát, báo cáo
- Giám sát xây dựng kế hoạch, quản lý đối tượng, rà soát đối tượng, sử dụng, bảo quản vắc xin; tiến độ tiêm các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và báo cáo kết quả định kỳ mỗi tháng theo quy định. Phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ bao phủ các loại vắc xin và an toàn tiêm chủng. Tăng cường giám sát phản ứng sau tiêm.
- Nhập thông tin tiêm chủng lên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Tổng hợp và báo cáo kết quả tiêm chủng và tình hình sử dụng vắc xin mỗi tháng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố để theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện nhằm kịp thời điều phối vắc xin hoặc tăng cường vận động người dân đưa trẻ đến tiêm, tình hình phản ứng sau tiêm chủng theo thường quy.